Đồng cấu vành Vành

Khái niệm

  • Cho R và R là hai vành. Ánh xạ f:R → {\displaystyle \to } R được gọi là đồng cấu vành nếu f bảo toàn hai phép toán cộng và nhân trong R, nghĩa là với mọi a,b ∈ {\displaystyle \in } R:
  1. f(a + b) =f(a) + f(b)
  2. f(a.b) = f(a).f(b)
  • Nếu đồng cấu f là đơn ánh (hoặc toàn ánh) thì tương ứng f được gọi là đơn cấu vành(hoặc toàn cấu vành).
  • Nếu đồng cấu f là song ánh thì f được gọi là đẳng cấu vành.
  • Nếu R'=R thì f được gọi là tự đồng cấu của vành R.
  • Nếu có đồng cấu (hoặc đẳng cấu)f từ vành R đến vành Rthì R được gọi là đồng cấu (hoặc đẳng cấu) với R.

Ví dụ

  • Ánh xạ không f: R \to R' cho f(x) = 0 với mọi x ∈ {\displaystyle \in } R là đồng cấu vành.
  • Ánh xạ đồng nhất của R là một tự đồng cấu của R.
  • Cho A là vành con của R. Ánh xạ nhúng j:A → {\displaystyle \to } R cho j(a)=a với mọi a ∈ {\displaystyle \in } A là một đơn cấu vành. Nó được gọi là đơn cấu chính tắc từ A vào R.
  • Cho A là ideal của R. Ánh xạ h:R → {\displaystyle \to } R/A cho h(x)=x+A là một toàn cấu, nó được gọi là toàn cấu chính tắc.
  • Tích (ánh xạ) của hai đồng cấu là đồng cấu. Tích (ánh xạ) của hai đẳng cấu là đẳng cấu.

Ảnh và hạt nhân của đồng cấu

  • Khái niệm
    • Cho đồng cấu vành f: R → {\displaystyle \to } R'.
Tập con của R gồm các phần tử của R có ảnh là phần tử không của R' được gọi là hạt nhân của đồng cấu f, ký hiệu là Ker(f)Ker(f)={x ∈ {\displaystyle \in } R| f(x)=0}
    • Tập f(R) được gọi là ảnh của đồng cấu f, ký hiệu là Im(f).
  • Tính chất
  1. Ker(f) là ideal của R và Im(f) là vành con của R'.
  2. Đồng cấu f là đơn cấu khi và chỉ khi Ker(f)={0}
  3. Với mọi đồng cấu f:R → {\displaystyle \to } R', Im(f) đẳng cấu với vành thương R/Ker(f).